Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong sự thành công của bất cứ tổ chức hay quốc gia nào. Trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia tới năm 2020, chính phủ Malaysia đặt ra chính sách thu hút nhân tài bao gồm nhân tài trong nước đã bị “chảy máu chất xám” ra các nước khác và nhân tài quốc tế xuất phát từ lực lượng sinh viên quốc tế du học tại đây.
Trong mặt bằng chung Đông Nam Á, Malaysia là đất nước mà người lao động được trả mức lương khá cao. Bạn có biết, hiện tại thu nhập trung bình của lao động tại Malaysia là như thế nào không?
Theo số liệu thống kê của Kelly Services Malaysia trên tổng số 50,000 đầu công việc năm 2015, mức thu nhập trung bình của các ngành nghề tại Malaysia như sau:
Lĩnh vực | Số năm kinh nghiệm | Mức lương tối thiểu – tối đa (/tháng) |
Ngân hàng | Dưới 5 năm | 1,500 – 9,500 RM ~ 8.7 – 54.2 triệu đồng |
Trên 5 năm | 8,000 – 21,000 RM ~ 46 – 120 triệu đồng | |
Tài chính | Dưới 5 năm | 2,000 – 9,000 RM ~ 11.4 – 51.4 triệu đồng |
Trên 5 năm | 8,000 – 14,000 RM ~ 46 – 80 triệu đồng | |
Quản trị nhân lực | Dưới 5 năm | 1,200 – 7,000 RM ~ 6.9 – 40 triệu đồng |
Trên 5 năm | 8,000 – 30,000 RM ~ 46 – 171 triệu đồng | |
Logistics & Kho bãi | Dưới 5 năm | 1,200 – 8,000 RM ~ 6.9 – 46 triệu đồng |
Trên 5 năm | 7,500 – 12,000 ~ 43 – 68.5 triệu đồng | |
Sales & Marketing | Dưới 5 năm | 1,200 – 8,000 RM ~ 6.9 – 46 triệu đồng |
Trên 5 năm | 7,000 – 25,000 RM ~ 40 – 143 triệu đồng | |
IT | Dưới 5 năm | 2,800 – 10,000 RM ~ 16 – 57 triệu đồng |
Trên 5 năm | 9,500 – 35,000 RM ~ 54.2 – 200 triệu đồng | |
Kỹ thuật | Dưới 5 năm | 2,000 – 8,500 RM ~ 11.4 – 48.5 triệu đồng |
Trên 5 năm | 7,500 – 22,000 RM ~ 43 – 126 triệu đồng |
Như vậy, mức lương tối thiểu trung bình của một sinh viên mới ra trường ở tất cả các ngành nghề tại Malaysia đạt 1,200 RM tương đương gần 7 triệu đồng, cao hơn gần gấp đôi mức lương trung bình của một sinh viên mới ra trường tại Việt Nam (3 – 4 triệu đồng). Thêm vào đó, lĩnh vực mà người lao động được trả lương cao nhất là công nghệ thông tin – ngành học “chấn hưng kinh tế quốc gia” vào khoảng 200 triệu/tháng cho những người có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm.
Mặc dù thu nhập của lao động ở Malaysia khá cao so với mặt bằng chung của các nước Đông Nam Á nhưng nước này vẫn phải đối mặt với hiện tượng “chảy máu chất xám”. Nhằm phục vụ cho mục đích biến Malaysia thành một nền kinh tế phát triển vào năm 2020, ngay từ cuối năm 2010, Thủ tướng đương nhiệm của nước này – Najib Razak – đã đưa ra những chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ đạt đẳng cấp quốc tế.
Cụ thể, chính sách này sẽ cho phép những người có trình độ cao được Cục Dịch vụ công tuyển lựa, ký hợp đồng làm việc với các tổ chức, trong đó có các công ty trực thuộc quyền kiểm soát của chính phủ cũng như các công ty tư nhân, đặc biệt là trong các khu vực kinh tế chủ chốt quốc gia. Bên cạnh đó, những người có trình độ uyên bác này sẽ được cấp thẻ cư trú, cho phép họ và gia đình sống và làm việc lâu dài tại Malaysia. Những chính sách này được chính thức áp dụng từ năm 2011. Chính phủ Malaysia cam kết tạo mọi cơ hội và điều kiện cho các học giả làm việc đạt hiệu quả cao. Chính phủ nước này cũng thông qua việc nới lỏng những điều kiện cấp phép lao động, kể cả hủy bỏ quy định giới hạn tối đa là 10 năm và đòi hỏi phải thay thế bắt buộc đối với các chức vụ quản lý. Đích thân Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng Tuyển dụng Nhân tài. Với chính sách này, Malaysia đặt ra mục tiêu không chỉ hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám” từ Malaysia qua các nước khác như Singapore, Hồng Kông mà còn thu hút nhân lực chất lượng cao quốc tế làm việc tại đây. Điều này mở ra vô số cơ hội tốt cho sinh viên quốc tế tại Malaysia, lực lượng vốn cũng đang tăng lên do chất lượng giáo dục tại Malaysia đang ngày càng phát triển vượt bậc.
>> Giáo dục đại học Malaysia đang chuyển biến như thế nào?
Về phía các trường đại học, trước năm 2000, Malaysia từng gặp phải trường hợp 70% sinh viên các trường đại học công lập không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp do kiến thức được cung cấp trong nhà trường quá sách vở và sáo rỗng. Để cải thiện tình trạng này, các trường đại học, đặc biệt là trường tư thục và quốc tế đã tăng cường mối quan hệ với ngành công nghiệp để thiết kế những giáo trình giảng dạy thực tiễn, đồng thời đưa thực tập vào như là một phần bắt buộc của chương trình. Tới nay, tỉ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp đã giảm đáng kể. Đặc biệt, Malaysia còn sở hữu cho mình trường đại học có tỉ lệ sinh viên có việc làm cao nhất châu Á – Đại học Sunway.
>> Du học Malaysia – Trường nào dễ xin việc?
Như vậy, chính sách giáo dục của Malaysia đang mở ra cơ hội tuyệt vời cho sinh viên quốc tế muốn trải nghiệm một nền giáo dục chất lượng cao và triển vọng nghề nghiệp rộng mở. Thêm vào đó, chi phí học tập và sinh hoạt tại Malaysia rất tiết kiệm. Do đó, Malaysia đang dần trở thành một lựa chọn du học lý tưởng tại châu Á như chiến lược giáo dục mà chính phủ nước này đã đề ra.
>> Tham khảo thông tin khác tại du học Malaysia
Vui lòng liên hệ với đại diện tuyển sinh của các trường trường Malaysia tại Việt Nam để nhận được những hỗ trợ tốt nhất cho hồ sơ của bạn:
- Hotline KV miền Nam, miền Bắc: 093 409 4411 – 093 409 3311
- Hotline KV miền Trung: 093 409 9070